Home » Bài hay » Procurement Manager Là Gì? Công Việc Cụ Thể Của Một Procurement Manager

Procurement Manager Là Gì? Công Việc Cụ Thể Của Một Procurement Manager

Đối với các công ty hiện nay, Procurement Manager là một vị trí không thể thiếu trong hệ thống hoạt động của công ty. Vậy Procurement Manager là gì? Để biết chính xác hơn chức năng, nhiệm vụ của vị trí này cũng như những phẩm chất gì để trở thành một nhà quản lý mua hàng chuyên nghiệp? Bạn có thể tham khảo trong bài viết sau.

  1. Khái niệm

Để hiểu Procurement Manager là gì, chúng ta cần biết ý nghĩa của từng yếu tố trong cụm từ. “Procurement” trong tiếng Anh có nghĩa là “mua sắm” và “Manager” được hiểu là “người quản lý”. Do đó, thuật ngữ “Procurement Manager” dùng để chỉ người có chức vụ lãnh đạo trong công ty, cụ thể là người quản lý thu mua.

Vị trí Procurement Manager là người giám sát và theo dõi việc phân phối các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, một khâu quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, vị trí này rất quan trọng, họ không chỉ đàm phán giá cả với đối tác, quản lý chi phí nguyên vật liệu mà còn quản lý việc mua lại thiết bị sử dụng trong hoạt động sản xuất của công ty.

  • Công việc cụ thể của một Procurement Manager là gì?

Trên thực tế, người quản lý mua hàng sẽ thực hiện các công việc chính sau:

Xây dựng chiến lược và kế hoạch mua sắm cho công ty; đảm bảo sự ổn định và duy trì hoạt động mua sắm của công ty; tìm nguồn cung ứng mới để tối đa hóa lợi ích của công ty; thu thập thông tin, xem xét và đo lường dữ liệu đánh giá về hiệu quả của các nhà cung cấp trên thị trường từ đó, tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho công ty; thương lượng trực tiếp với nhà cung cấp về giá cả, điều kiện, số lượng nguyên vật liệu…; đàm phán các điều khoản của hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp và đại diện công ty, đồng thời ký kết hợp đồng; lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp theo yêu cầu và tình hình tài chính của công ty; trực tiếp giám sát, kiểm tra số lượng cung cấp, chất lượng và thời gian giao hàng của nhà cung cấp; kiểm đếm và quản lý hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn, nguyên vật liệu bị ứ đọng.

Tóm lại công việc chính của vị trí này thường là lập kế hoạch mua hàng, kiểm soát và quản lý giai đoạn mua hàng nhằm mang lại hiệu quả và tốt nhất cho công ty.

  • Kỹ năng cần có ở một Procurement Manager là gì?

Kỹ năng đàm phán: Đây là kỹ năng cần thiết nhất và là kỹ năng quan trọng nhất để đánh giá một giám đốc mua hàng có làm việc hiệu quả hay không. Các nhà quản lý mua hàng có kỹ năng đàm phán tốt sẽ dẫn dắt các công ty đến các hợp đồng mua hàng có lợi nhuận trong khi vẫn được hưởng chi phí thấp và chất lượng cao.

Kỹ năng quản lý tài chính: Một giám đốc mua hàng giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý tài chính tốt. Do đó, họ sẽ quản lý hiệu quả ngân sách công ty và mua hàng thành công với ngân sách khả dụng. Từ đó, chúng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đi vào nề nếp, thậm chí tăng lợi nhuận.

Kỹ năng quản lý rủi ro: Kỹ năng quản lý rủi ro giúp người quản lý mua hàng có tầm nhìn xa. Nhờ kỹ năng này, giám đốc mua hàng có thể so sánh giá của nhà cung cấp với tình hình của công ty để cân nhắc rủi ro và lựa chọn đối tác phù hợp.

Khả năng lãnh đạo: Với tư cách là người quản lý, giám đốc mua hàng không chỉ kiểm soát tất cả các khâu của quy trình mua hàng mà còn có quyền tiếp cận với tất cả các nhân sự trong bộ phận mua hàng. Để công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, người quản lý mua hàng cần có kỹ năng lãnh đạo tốt như kỹ năng xây dựng sự kết nối, đoàn kết và tương tác hiệu quả giữa các nhân viên,…

Qua những chia sẻ trên đây về Procurement Manager là gì và những khía cạnh liên quan, có lẽ bạn đọc đã hiểu sâu hơn về vị trí này. Nếu bạn là một nhân viên trong bộ phận mua hàng, trưởng phòng mua hàng là một vị trí hấp dẫn mà bạn nên hướng tới.


Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

CAPTCHA