Home » Bài hay

Category Archives: Bài hay

Trưởng Phòng Tiếng Anh Là Gì? Một Số Chức Vụ Khác Trong Công Ty

Trong thời gian làm việc tại công ty bạn thường xuyên được nghe nhắc đến trưởng phòng là người đứng đầu một bộ phận và nằm trong bộ phận quản lý của công ty. Thế nhưng đối với công ty nước ngoài bạn vẫn chưa hiểu rõ chức vụ trưởng phòng bằng tiếng Anh. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về chức vụ trưởng phòng tiếng Anh là gì và một số chức vụ khác trong công ty.

  1. Khái niệm

Trưởng phòng tiếng Anh là Chief of department.

The chief of the department is management position of a functional department in the company. The person in this position will be responsible for organizing, operating and controlling the activities of the unit and department and is responsible for the performance results with senior management.

  • Một số vị trí trưởng phòng tiêu biểu

Mô tả công việc phải làm của một vài vị trí trưởng phòng thường gặp tại công ty như sau:

Vị trí trưởng phòng nhân sự: công việc quản lý tất cả hoạt động nhân sự diễn ra tại công ty như là lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự, nhận đào tạo, phát triển kỹ năng theo thời gian ngày tháng năm. Xây dựng chiến lược nâng cao nghề nghiệp cho nhân viên, chính sách thăng chức và bổ sung hay sa thải nhân sự. Hoạch định nguồn nhân sự đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất, chiến lược phát triển công ty. Đưa ra chế độ lương, thưởng thỏa đáng, có các chế độ ưu tiên cho người lao động, đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự, tuân thủ vệ sinh và phòng cháy chữa cháy theo quy định. Tham gia hỗ trợ các bộ phận liên quan quản lý nhân sự như về công tác hành chánh, cách thức tuyển dụng, công tác đào tạo nhân sự,…

Vị trí trưởng phòng kinh doanh: có nhiệm vụ điều phối đội bán hàng, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh và điều chỉnh lại theo chỉ đạo của lãnh đạo để đạt được mục tiêu doanh thu. Công việc chính như dẫn dắt nhân viên kinh doanh hướng tới mục tiêu nhằm tăng doanh số, lập và triển khai kế hoạch tiếp cận khách hàng mới, mở rộng khu vực hoạt động của công ty. Theo dõi tình hình hoạt động của đội nhóm phòng kinh doanh, có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng, đồng thời quan sát đánh giá đối thủ và sản phẩm mới ra thị trường.

Vị trí trưởng phòng hành chính tổng hợp: có trách nhiệm bên mảng hành chính của công ty, là người giải quyết các trường hợp liên qua đến hồ sơ, thủ tục, các chế độ ưu tiên, chính sách, biểu mẫu trong công ty,…Bên cạnh đó, trưởng phòng hành chính cần kết hợp với phòng nhân sự để công việc hiệu quả nhất.

Vị trí trưởng phòng đào tạo: là người lên kế hoạch tổ chức sau đó quản lý chương trình đào tạo trong công ty nhằm cải thiện tay nghề nhân viên, tùy theo quy mô công ty mà người đứng đầu một nhóm đào tạo hoặc tự mình thực hiện tâp huấn. Nếu trưởng phòng đào tạo giỏi giúp nhân viên đủ kỹ năng làm việc, hoàn thành mục tiêu chung, công ty sẽ ngày càng phát triển.

  • Một số chức vụ khác trong công ty

Nếu đang làm việc cho công ty nước ngoài, có thể bạn cũng đang thắc mắc đến các chức danh liên quan khác tại công ty bằng tiếng Anh. Sau đây là một số chức vụ khác bằng tiếng Anh cung cấp đến bạn như: Ban lãnh đạo của công ty: chủ tịch (president), phó chủ tịch (vice president), tổng giám đốc (general manager), phó tổng giám đốc (deputy general manager), giám đốc (manager), phó giám đốc (vice director). Một vài vị trí giám đốc: giám đốc tài chính (finance director), giám đốc điều hành (managing director), giám đốc kinh doanh (business manager), giám đốc thông tin (information director). Các vị trí nhân sự: giám sát (supervisor), trợ lý giám đốc (assistant general director), thư ký (secretary), nhân viên (employee), lễ tân (receptionist), chuyên viên tư vấn (expert), thực tập sinh (traniee), cộng tác viên bán hàng (collaborator), người đang học việc (apprentice),…

Hy vọng qua những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, bạn đã bổ sung thêm được những kiến thức và hiểu chi tiết hơn về trưởng phòng tiếng Anh là gì, một số vị trí trưởng phòng thường gặp và các chức danh bằng tiếng Anh trong công ty. Mong có thể giúp bạn làm việc và giao tiếp hiệu quả hơn.

Procurement Manager Là Gì? Công Việc Cụ Thể Của Một Procurement Manager

Đối với các công ty hiện nay, Procurement Manager là một vị trí không thể thiếu trong hệ thống hoạt động của công ty. Vậy Procurement Manager là gì? Để biết chính xác hơn chức năng, nhiệm vụ của vị trí này cũng như những phẩm chất gì để trở thành một nhà quản lý mua hàng chuyên nghiệp? Bạn có thể tham khảo trong bài viết sau.

  1. Khái niệm

Để hiểu Procurement Manager là gì, chúng ta cần biết ý nghĩa của từng yếu tố trong cụm từ. “Procurement” trong tiếng Anh có nghĩa là “mua sắm” và “Manager” được hiểu là “người quản lý”. Do đó, thuật ngữ “Procurement Manager” dùng để chỉ người có chức vụ lãnh đạo trong công ty, cụ thể là người quản lý thu mua.

Vị trí Procurement Manager là người giám sát và theo dõi việc phân phối các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, một khâu quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, vị trí này rất quan trọng, họ không chỉ đàm phán giá cả với đối tác, quản lý chi phí nguyên vật liệu mà còn quản lý việc mua lại thiết bị sử dụng trong hoạt động sản xuất của công ty.

  • Công việc cụ thể của một Procurement Manager là gì?

Trên thực tế, người quản lý mua hàng sẽ thực hiện các công việc chính sau:

Xây dựng chiến lược và kế hoạch mua sắm cho công ty; đảm bảo sự ổn định và duy trì hoạt động mua sắm của công ty; tìm nguồn cung ứng mới để tối đa hóa lợi ích của công ty; thu thập thông tin, xem xét và đo lường dữ liệu đánh giá về hiệu quả của các nhà cung cấp trên thị trường từ đó, tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho công ty; thương lượng trực tiếp với nhà cung cấp về giá cả, điều kiện, số lượng nguyên vật liệu…; đàm phán các điều khoản của hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp và đại diện công ty, đồng thời ký kết hợp đồng; lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp theo yêu cầu và tình hình tài chính của công ty; trực tiếp giám sát, kiểm tra số lượng cung cấp, chất lượng và thời gian giao hàng của nhà cung cấp; kiểm đếm và quản lý hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn, nguyên vật liệu bị ứ đọng.

Tóm lại công việc chính của vị trí này thường là lập kế hoạch mua hàng, kiểm soát và quản lý giai đoạn mua hàng nhằm mang lại hiệu quả và tốt nhất cho công ty.

  • Kỹ năng cần có ở một Procurement Manager là gì?

Kỹ năng đàm phán: Đây là kỹ năng cần thiết nhất và là kỹ năng quan trọng nhất để đánh giá một giám đốc mua hàng có làm việc hiệu quả hay không. Các nhà quản lý mua hàng có kỹ năng đàm phán tốt sẽ dẫn dắt các công ty đến các hợp đồng mua hàng có lợi nhuận trong khi vẫn được hưởng chi phí thấp và chất lượng cao.

Kỹ năng quản lý tài chính: Một giám đốc mua hàng giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý tài chính tốt. Do đó, họ sẽ quản lý hiệu quả ngân sách công ty và mua hàng thành công với ngân sách khả dụng. Từ đó, chúng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đi vào nề nếp, thậm chí tăng lợi nhuận.

Kỹ năng quản lý rủi ro: Kỹ năng quản lý rủi ro giúp người quản lý mua hàng có tầm nhìn xa. Nhờ kỹ năng này, giám đốc mua hàng có thể so sánh giá của nhà cung cấp với tình hình của công ty để cân nhắc rủi ro và lựa chọn đối tác phù hợp.

Khả năng lãnh đạo: Với tư cách là người quản lý, giám đốc mua hàng không chỉ kiểm soát tất cả các khâu của quy trình mua hàng mà còn có quyền tiếp cận với tất cả các nhân sự trong bộ phận mua hàng. Để công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, người quản lý mua hàng cần có kỹ năng lãnh đạo tốt như kỹ năng xây dựng sự kết nối, đoàn kết và tương tác hiệu quả giữa các nhân viên,…

Qua những chia sẻ trên đây về Procurement Manager là gì và những khía cạnh liên quan, có lẽ bạn đọc đã hiểu sâu hơn về vị trí này. Nếu bạn là một nhân viên trong bộ phận mua hàng, trưởng phòng mua hàng là một vị trí hấp dẫn mà bạn nên hướng tới.

Blog hotel-exhibition.com

Chào mừng mọi người đã đến với blog hotel-exhibition.com – nơi chia sẻ kỹ năng thực hành và công việc tiềm năng dành cho những ai đam mê lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Trước khi tìm hiểu xem trang blog này có gì thú vị, mình xin phép giới thiệu về bản thân – cũng là người đã lập ra trang blog bé xinh này, để làm quen với mọi người trước nhé.

Họ tên: Phạm Thu Trang

Năm sinh:  1989

Học vấn: Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Quản trị khách sạn Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Công việc hiện tại: Quản lý bộ phận Quan hệ khách hàng cho một khách sạn 4 sao tại Sài Gòn.

Mình là người: Hướng ngoại, thích giao tiếp và kết bạn, thích chia sẻ và được chia sẻ những kiến thức mới giúp ích cho công việc.

Lý do tạo ra hotel-exhibition.com blog: Mình thích thì mình làm thôi!

Tuy thuộc thế hệ cuối 8x nhưng vì làm việc trong môi trường tiếp xúc với khách hàng từ nhiều tầng lớp và thế hệ nên tâm hồn của mình vẫn còn trẻ trung lắm. Mình luôn sẵn sàng tiếp nhận cái mới nếu điều đó thực sự tốt hơn những cái đã cũ. Sau 8 năm lăn lộn trong nghề, mình nhận thấy rằng nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành nhà hàng – khách sạn ở Việt Nam những năm gần đây đang tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân là do Việt Nam ngày càng mở rộng và tập trung phát triển mảng du lịch và dịch vụ du lịch, kéo theo đó là số lượng sinh viên đầu vào cũng như đầu ra của ngành này cũng vô cùng dồi dào.

Thế nhưng, qua những lần mình tự tay tuyển dụng nhân viên cho khách sạn, mình thấy quả thực những gì các bạn được học ở trường là chưa đủ để thực sự bước chân vào nghề. Vì thế, blog hotel-exhibition.com được tạo ra để mình có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm, một chút kiến thức và một chút tâm huyết của mình tới những ai đang có mong muốn theo đuổi nghề này. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ thường xuyên cập nhật việc làm ngành nhà hàng – khách sạn mới lên đây để mọi người có thể tìm cho mình cơ hội thử sức. Hy vọng trang blog này sẽ là nơi nuôi dưỡng đam mê và tạo ra một thế hệ người trẻ làm việc chuyên nghiệp cho cộng đồng. Một lần nữa, chào mừng bạn đến với hotel-exhibition.com!