Home » Việc làm TPHCM

Category Archives: Việc làm TPHCM

Hiring manager là gì?

Đối với công việc liên quan đến nhân sự, thì chúng ta thường nghe nhiều về HR manager (quản lý nhân sự), nhưng ít khi được nghe về vị trí hiring manager. Vậy hiring manager là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Hiring manager là gì?

Hiring manager là người quản lý tuyển dụng cho doanh nghiệp. Người quản lý tuyển dụng thường đảm nhận trách nhiệm phân tích chi tiết cho từng vị trí tuyển dụng và kiểm soát toàn bộ quy trình tìm kiếm nhân sự. Qua đó, họ sẽ xác định được kỹ năng và trình độ cần có của mỗi ứng viên cho từng vị trí công việc cụ thể.

Cụ thể, nếu bộ phận marketing đang tìm kiếm nhân sự, thì trưởng phòng marketing cũng có thể trở thành nhà quản lý tuyển dụng cho phòng ban của mình. Bởi họ sẽ là người quyết định cuối cùng để lựa chọn ứng viên phù hợp cho công việc. Tuy nhiên, ở một số công ty sẽ có bộ phận quản lý tuyển dụng riêng.

Công việc chính của người quản lý tuyển dụng là gì?

Đưa ra kế hoạch tuyển dụng

Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, nhà quản lý tuyển dụng cùng với người tuyển dụng phải lập một kế hoạch, trong đó bao gồm: số lượng nhân sự cần tuyển, giới hạn số lượng hồ sơ, yêu cầu  trình độ, kỹ năng của ứng viên… Bên cạnh đó, hiring manager sẽ là người mô tả một bức tranh tổng thể về nhân viên mình cần, bao gồm: bằng cấp, trình độ, chuyên môn… Qua đó, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung và tuyển được một ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.

Sàng lọc hồ sơ cho buổi phỏng vấn

Người quản lý tuyển dụng sẽ phối hợp với nhà tuyển dụng xem xét các hồ sơ và lựa chọn ra những ứng viên có tiềm năng để mời đến buổi phỏng vấn. Mỗi vị trí ứng tuyển, thường có rất nhiều hồ sơ xin việc được gửi về, ở những công ty lớn thì có đến hàng trăm hồ sơ xin việc. Thế nên, để chọn lựa ra những ứng viên có tố chất đến vòng phỏng vấn, thì nhà quản lý tuyển dụng phải cần rất nhiều thời gian để cân nhắc.

Xây dựng quy trình phỏng vấn

Sau khi có một danh sách ứng viên cần phỏng vấn, người quản lý tuyển dụng sẽ xác định ai là người phỏng vấn. Theo đó, quản lý tuyển dụng có thể là người phỏng vấn, hoặc ở một số công ty khác, có thể là người tuyển dụng hoặc là trưởng phòng được chọn để phỏng vấn ứng viên.

Ngoài ra, nhà quản lý tuyển dụng sẽ phối hợp với một số nhân viên phòng nhân sự để sàng lọc và lựa chọn ứng viên có tiềm năng cho công ty. Nhưng thông thường, người quản lý tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định là ứng viên này có phù hợp trở thành nhân viên mới của công ty hay không.

Đánh giá kết quả quy trình tuyển dụng

Để tuyển được một nhân viên phù hợp, mỗi công ty phải trải qua một thời gian dài để xây dựng quy trình tuyển dụng. Thế nên, sau khi kết thúc công việc tìm kiếm nhân sự, nhà quản lý tuyển dụng sẽ cùng với người tuyển dụng đánh giá và xem xét toàn lại toàn bộ quy trình. Qua đó, rút kinh nghiệm và thay đổi để có một quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả ở những lần tiếp theo.

Kỹ năng mà hiring manager cần phải có?

Khi trở thành một người quản lý tuyển dụng, bạn sẽ phải phối hợp và làm việc với người tuyển dụng và các nhân viên trong phòng nhân sự. Bạn cần phải trao đổi và bàn bạc với đồng nghiệp của mình để lên kế hoạch tuyển dụng. Thế nên, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả rất quan trọng khi trở thành hiring manager.

Bên cạnh đó, để tuyển dụng được một nhân viên giỏi, bạn phải có khả năng đánh giá, thấu hiểu ứng viên. Và biết cách đặt câu hỏi để làm nổi bật tính cách của ứng viên. Chưa hết, bạn sẽ biết được ứng viên có những điểm mạnh và điểm yếu gì, có phù hợp với công ty hay không.

Công việc bán hàng sẽ có người quản lý bán hàng. Cũng giống như thế, tuyển dụng sẽ có người quản lý tuyển dụng. Họ sẽ là người kiểm tra và quản lý công tác tuyển dụng nhằm tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho công ty. Với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hiring manager là gì cũng như những công việc mà nhà quản lý tuyển dụng đảm nhiệm.

C-suite là gì? Một số chức danh trong bộ C

C-suite là một cụm từ khá quen thuộc và thường được sử dụng nhằm mô tả các chức vụ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa chắc mọi người đã nắm rõ được các chức danh trong bộ C-suite. Vậy C-suite là gì? Bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

C-suite là gì?

C-suite được hiểu là bộ C. Theo đó, bộ C là một cụm từ dùng để mô tả chức vụ của các giám đốc cấp cao điều hành một tập đoàn. Bộ C hay cấp C được dùng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những công ty nước ngoài. Một số những chức danh trong C-suite như: CEO, CFO, CMO…

Một số chức danh trong bộ C

Giám đốc điều hành (CEO)

CEO được viết tắt của từ tiếng Anh Chief Executive Officer, là người giữ vai trò điều hành cấp cao cho tập đoàn. CEO là một người nắm vai trò rất quan trọng và đưa ra những quyết định cuối cùng cho công ty hoặc tập đoàn. Theo đó, nhiệm vụ của giám đốc điều hành là đưa ra những chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch nhằm thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Bên cạnh đó, CEO sẽ là người chỉ đạo và điều hành các kế hoạch kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà công ty đã vạch ra.

CEO còn chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự hoặc thông qua các website vietnamworks hoặc các trang tìm việc làm có tiếng trên thị trường

Để trở thành một CEO giỏi, ngoài việc có một kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn cần có một tư duy chiến lược nhạy bén, thông minh và quyết đoán. Chưa hết, kỹ năng lãnh đạo quản lý nhân viên, khả năng tự học hỏi, tìm tòi nghiên cứu là những yếu tố mà một vị CEO giỏi cần phải có.

Giám đốc tài chính (CFO)

CFO được viết tắt từ Chief Finance Officer, nhiệm vụ chính của CFO là xây dựng và giám sát bộ máy tài chính cho doanh nghiệp. Họ là những người đứng đầu và đưa ra quyết định cuối cùng về các vấn đề tài chính cho công ty. Cụ thể, công việc chính mà CFO đảm nhận bao gồm: nghiên cứu, lập ra các kế hoạch nhằm triển khai và giám sát các vấn đề liên quan đến tài chính cho doanh nghiệp. Tham khảo khóa học về CFO

Phân tích tài chính là kỹ năng cần thiết mà giám đốc tài chính cần phải có. Theo đó, phân tích tài chính là công việc đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và tổng hợp các thông tin, đồng thời xem xét các xu hướng và dự báo tài chính trong tương lai. Qua đó, lập ra các báo cáo tư vấn về tài chính lên ban giám đốc để cùng họ lập ra chiến lược kinh doanh phù hợp có doanh nghiệp.

Giám đốc Marketing (CMO)

CMO (Chief Marketing Officer) là thuật ngữ mô tả chức vụ giám đốc marketing của doanh nghiệp. Là những người đưa ra quyết định và có trách nhiệm cao nhất cho các hoạt động liên quan đến marketing của công ty. Cụ thể, giám đốc marketing sẽ vạch ra những kế hoạch về nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, đưa ra chiến lược truyền thông sản phẩm và thương hiệu. Để trở thành CMO thực thụ, bạn phải có khả năng bao quát toàn bộ các hoạt động marketing của doanh nghiệp từ nghiên cứu sản phẩm, đến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị…

Giám đốc kinh doanh (CCO)

CCO là giám đốc kinh doanh, được viết tắt từ Chief Customer Officer, là một vị trí cấp cao và rất quan trọng trong mọi tập đoàn lớn. CCO đảm nhận nhiệm vụ điều phối tất cả các hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, làm việc trực tiếp dưới sự chỉ dẫn của Giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp. Để trở thành một CCO bạn phải biết cách điều hành cả một hệ thống kinh doanh của công ty từ sản xuất sản phẩm cho đến công việc bán hàng.

Bên cạnh đó, CCO sẽ chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động tiêu thụ dịch vụ và sản phẩm, nhằm đưa ra kế hoạch cụ thể để định hướng phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự “dẫn dắt” từ những giám đốc của các bộ phận. Vì thế, C-suite là các chức vụ rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Thông qua chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được C-suite là gì cũng như những nhiệm vụ mà các chức vị trong bộ C phải đảm nhận.