Home » Việc làm TPHCM » C-suite là gì? Một số chức danh trong bộ C

C-suite là gì? Một số chức danh trong bộ C

C-suite là một cụm từ khá quen thuộc và thường được sử dụng nhằm mô tả các chức vụ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa chắc mọi người đã nắm rõ được các chức danh trong bộ C-suite. Vậy C-suite là gì? Bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

C-suite là gì?

C-suite được hiểu là bộ C. Theo đó, bộ C là một cụm từ dùng để mô tả chức vụ của các giám đốc cấp cao điều hành một tập đoàn. Bộ C hay cấp C được dùng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những công ty nước ngoài. Một số những chức danh trong C-suite như: CEO, CFO, CMO…

Một số chức danh trong bộ C

Giám đốc điều hành (CEO)

CEO được viết tắt của từ tiếng Anh Chief Executive Officer, là người giữ vai trò điều hành cấp cao cho tập đoàn. CEO là một người nắm vai trò rất quan trọng và đưa ra những quyết định cuối cùng cho công ty hoặc tập đoàn. Theo đó, nhiệm vụ của giám đốc điều hành là đưa ra những chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch nhằm thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Bên cạnh đó, CEO sẽ là người chỉ đạo và điều hành các kế hoạch kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà công ty đã vạch ra.

CEO còn chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự hoặc thông qua các website vietnamworks hoặc các trang tìm việc làm có tiếng trên thị trường

Để trở thành một CEO giỏi, ngoài việc có một kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn cần có một tư duy chiến lược nhạy bén, thông minh và quyết đoán. Chưa hết, kỹ năng lãnh đạo quản lý nhân viên, khả năng tự học hỏi, tìm tòi nghiên cứu là những yếu tố mà một vị CEO giỏi cần phải có.

Giám đốc tài chính (CFO)

CFO được viết tắt từ Chief Finance Officer, nhiệm vụ chính của CFO là xây dựng và giám sát bộ máy tài chính cho doanh nghiệp. Họ là những người đứng đầu và đưa ra quyết định cuối cùng về các vấn đề tài chính cho công ty. Cụ thể, công việc chính mà CFO đảm nhận bao gồm: nghiên cứu, lập ra các kế hoạch nhằm triển khai và giám sát các vấn đề liên quan đến tài chính cho doanh nghiệp. Tham khảo khóa học về CFO

Phân tích tài chính là kỹ năng cần thiết mà giám đốc tài chính cần phải có. Theo đó, phân tích tài chính là công việc đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và tổng hợp các thông tin, đồng thời xem xét các xu hướng và dự báo tài chính trong tương lai. Qua đó, lập ra các báo cáo tư vấn về tài chính lên ban giám đốc để cùng họ lập ra chiến lược kinh doanh phù hợp có doanh nghiệp.

Giám đốc Marketing (CMO)

CMO (Chief Marketing Officer) là thuật ngữ mô tả chức vụ giám đốc marketing của doanh nghiệp. Là những người đưa ra quyết định và có trách nhiệm cao nhất cho các hoạt động liên quan đến marketing của công ty. Cụ thể, giám đốc marketing sẽ vạch ra những kế hoạch về nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, đưa ra chiến lược truyền thông sản phẩm và thương hiệu. Để trở thành CMO thực thụ, bạn phải có khả năng bao quát toàn bộ các hoạt động marketing của doanh nghiệp từ nghiên cứu sản phẩm, đến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị…

Giám đốc kinh doanh (CCO)

CCO là giám đốc kinh doanh, được viết tắt từ Chief Customer Officer, là một vị trí cấp cao và rất quan trọng trong mọi tập đoàn lớn. CCO đảm nhận nhiệm vụ điều phối tất cả các hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, làm việc trực tiếp dưới sự chỉ dẫn của Giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp. Để trở thành một CCO bạn phải biết cách điều hành cả một hệ thống kinh doanh của công ty từ sản xuất sản phẩm cho đến công việc bán hàng.

Bên cạnh đó, CCO sẽ chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động tiêu thụ dịch vụ và sản phẩm, nhằm đưa ra kế hoạch cụ thể để định hướng phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự “dẫn dắt” từ những giám đốc của các bộ phận. Vì thế, C-suite là các chức vụ rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Thông qua chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu được C-suite là gì cũng như những nhiệm vụ mà các chức vị trong bộ C phải đảm nhận.