Kỹ năng xã hội, ý thức kinh doanh, và kỹ năng xem xét từng chi tiết là ba đặc điểm hiếm khi hội tụ đủ đối với một ứng viên ở vị trí việc làm khách sạn. Đối với các nhân tố có những kỹ năng này, họ sẽ trở thành viên ngọc sáng không có nhiều sự cạnh tranh trong vị trí việc làm khách sạn mơ ước của mình tại Việt Nam hiện nay, vì ngành khách sạn thực sự cần những đặc điểm này hơn bao giờ hết. Phần khó khăn nhất ở ứng viên đó là chứng minh những kỹ năng này cho nhà tuyển dụng nhận thấy.
Quá trình phỏng vấn đối với vai trò quản lý ở vị trí việc làm khách sạn tại Việt Nam có thể kéo dài và mệt mỏi hơn bạn nghĩ, bởi vì quá nhiều thứ không chỉ là kỹ năng cá nhân, mà còn là cách thức giữ vững danh tiếng khách sạn của riêng bạn.. Dưới đây là mười mẹo để tạo câu hỏi phỏng vấn quản lý khách sạn:
- Tải mọi thông tin ngắn hạn của khách sạn vào bộ nhớ của bạn: Đọc tất cả thông tin về khách sạn, kế hoạch mở rộng của họ và các khoản đầu tư bổ sung của họ (như sân gôn hoặc nhà máy rượu địa phương). Biết những gì quan trọng đối với họ sẽ giúp bạn hiểu rõ bạn sẽ có thể làm gì cho họ để phát triển hệ thống khách sạn bền vững tại thị trường Việt Nam.
- Hãy tưởng tượng bạn là người quản lý của khách sạn thực sự: Sẽ dễ dàng hơn để giành được ấn tượng ở người phỏng vấn, nếu bạn cho họ nhận thấy rằng bạn là một người phù hợp với khách sạn của họ nhất. Hãy phác thảo một số kế hoạch nhất định để bạn có thể chứng tỏ khả năng và năng lực của bạn đối với vị trí quản lý sắp tới.
- Trình bày cách thức tạo lập một đội ngũ nhân viên giỏi: Nhiều câu hỏi phỏng vấn cho các vị trí quản lý chung của khách sạn sẽ tập trung xung quanh cách xử lý các nhu cầu nhân viên, cũng như quản lý đội ngũ nhân viên một cách tốt nhất. Hãy đưa ra các ví dụ cụ thể hoặc các kế hoạch chi tiết về cách xử lý các tình tiết phổ biến này.
- Khéo léo trong các câu hỏi phỏng vấn mang tính nhạy cảm: Có thể câu hỏi sau sẽ xuất hiện tại một số điểm: “Tại sao bạn lại bỏ công việc cuối cùng của mình?” Hãy nhớ, họ không quan tâm đến “lý do”, và thực sự chỉ muốn xem mỗi ứng cử viên trả lời câu hỏi này như thế nào. Đây không phải là lúc để tìm sự cảm thông bằng cách kể những câu chuyện xấu của doanh nghiệp cũ. Thay vào đó, hãy nhìn về phía trước, và coi như không có vấn đề gì đã từng xảy ra trong quá khứ. Mô tả sự hấp dẫn của công việc mới, chứ không phải những khuyết điểm của công việc cũ để làm lý do cho việc thu hút bạn đến với họ.
- Lựa chọn trang phục phù hợp:Yếu tố này quyết định 75% bạn có nhận được công việc này hay không. Thực sự đối với một ứng viên, bạn chỉ có một vài giây để tạo ấn tượng và đưa cuộc phỏng vấn đi đúng hướng. Người quản lý sẽ phải làm việc với các khách hàng, nhân viên bán hàng và CEO cao cấp, vì vậy điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị trang phục phù hợp với môi trường làm việc của mình.